MPC, VHC, HVG: Áp lực dẫn đầu ngành thủy sản

Chọn hướng đi khác nhau, cũng như phải liên tục đối mặt với nhiều biến động từ thị trường nước ngoài, song ba cái tên Minh Phú Seafood Corp (MPC), Vĩnh Hoàn Corp (VHC), Hùng Vương (HVG) vẫn là "tâm điểm" chú ý của ngành thủy sản Việt Nam...

thủy sản
Các doanh nghiệp thủy sản làm gì vào cuối năm 2015 - Ảnh: Q.Hòa

Khi kết quả kinh doanh quý II/2015 của các doanh nghiệp (DN) thủy sản được công bố thì MPC, VHC, HVG là những cái tên "được soi" nhiều nhất.

Bởi lẽ, kể từ năm 2013, các DN này đã tạo quá nhiều dấu ấn, thông qua việc mua bán, sáp nhập (M&A) không chỉ đối với các DN nội địa, mà còn mở rộng với khối DN đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cụ thể, cùng với việc mua lại hàng loạt DN cùng lĩnh vực (sản xuất, xuất khẩu cá tra, tôm) và ngoài ngành (thức ăn chăn nuôi, bất động sản, bóng đá...), như Việt Thắng, An Giang, Thực phẩm Sao Ta, Lâm thủy sản Bến Tre, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi, Công ty CP Bóng đá Hùng Vương, Công ty CP Địa ốc An Lạc, HVG được ví như một "gã khổng lồ" của ngành thủy sản.

Năm 2014, HVG trở thành tập đoàn với 6 công ty con và 6 công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực nuôi và chế biến thủy sản với hai mặt hàng chính là cá tra và tôm.

Theo HVG, chiến lược M&A đã giúp Công ty tăng doanh thu từ 4.700 tỷ đồng lên 14.900 tỷ đồng vào năm 2014, chỉ sau bốn năm, đồng thời vẫn tiếp tục mục tiêu M&A.

Trong thời gian này, VHC cũng thể hiện sự lớn mạnh khi liên tiếp đầu tư vào các nhà máy sản xuất gạo, nhà máy sản xuất Collagen từ phụ phẩm các tra và nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản.

Duy chỉ có "vua tôm" MPC thì vẫn... một đường thẳng tiến, dù cũng gặp không ít "lận đận" khi giá tôm liên tục biến động ở các nước nhập khẩu.

Kết quả thống kê từ Viện Hợp nhất sáp nhập và Liên minh (IMAA) năm 2014, Việt Nam có 313 thương vụ M&A, bao gồm các thương vụ giữa các DN trong nước với nhau, DN nước ngoài mua DN trong nước và DN trong nước mua tài sản DN nước ngoài với giá trị đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013, chủ yếu tập trung vào các DN lớn, có thương hiệu. Dự báo các thương vụ M&A sẽ tiếp diễn mạnh vào cuối năm nay.

Những công bố về kết quả kinh doanh của các DN thủy sản thời gian gần đây cho thấy sự tụt hạng mạnh của HVG vào tháng 8/2015, khi DN sém "văng khỏi" top 10 DN xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam.

Trước sự việc này, nhiều ý kiến cho rằng, HVG tăng doanh thu nhưng cũng tăng quá nhiều chi phí dẫn đến sự tụt hạng đáng buồn này.

Trong khi MPC dù báo lỗ nhưng vẫn lạc quan, thậm chí vẫn mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành.

Cụ thể, Công ty CP Cảng Minh Phú Hậu Giang (MPC sở hữu 50% cổ phần đã đạt được thỏa thuận với Gemadept để tham gia đầu tư vào Công ty CP Mekong Logistics thành lập Trung tâm Logistics tại KCN Sông Hậu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) diện tích 15ha gồm kho lạnh có sức chứa 50.000 pallets và kho thường 15.000m2, vốn đầu tư gần 670 tỷ đồng.

Khác với HVG và MPC, VHC có chiến lược khá hoàn hảo khi dừng đúng lúc để trở về đúng thế mạnh là xuất khẩu cá tra.

Cụ thể, sau khi thấy tình hình thị trường khó khăn, DN này đã bán nhà máy gạo, mở thêm hai nhà máy sản xuất sản phẩm từ cá tra, trong đó, một nhà máy dành riêng để sản xuất các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cho con cá tra.

Tháng 7/2014, VHC đã bán nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản (nơi "cứu nguy" cho VHC trong giai đoạn khó khăn) cho đối tác Pilmico International (Philippines) với giá 414 tỷ đồng, thu về khoản lợi nhuận 304 tỷ đồng đồng thời với việc thành lập DN mới, chịu trách nhiệm phân phối các loại thức ăn thủy sản cho Pilmico International, và được phép mua thức ăn thủy sản của Pilmico International với giá mềm hơn giá bán trên thị trường.

Theo giải thích của bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT VHC, việc bán nhà máy chế biến thức ăn nhằm tập trung vào ngành kinh doanh chính là nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cộng với tập trung đầu tư dự án Collagen.

Hiện, sản xuất Collagen từ phụ phẩm cá tra được kỳ vọng sẽ giúp VHC gia tăng doanh thu và lợi nhuận, bởi giá trị xuất khẩu của sản phẩm này cao gần gấp 10 lần so với cá tra.

Dự kiến, năm 2015 nhà máy hoạt động 30% công suất, thu lợi nhuận 28 tỷ đồng, năm 2016 sẽ nâng công suất lên 50%, lợi nhuận dự kiến 62 tỷ đồng.

Tuy chỉ còn ba tháng nữa mới hết năm 2015, song rất khó biết được MPC, VHC và HVG sẽ làm gì tiếp theo để giữ vững "phong độ dẫn đầu" ngành thủy sản Việt Nam.

Doanh nhân Sài Gòn, 30/09/2015
Đăng ngày 01/10/2015
Duy Khuê
Doanh nghiệp

Siêu Khuyến mãi 22.05 - Miễn phí vận chuyển toàn sàn

Đến hẹn lại lên, thời gian săn sale được khách hàng mong đợi nhất hàng tháng lại bắt đầu. Từ ngày 22 đến hết ngày 28 tháng 05 năm 2024 tại Farmext eShop tưng bừng diễn ra chương trình "Tuần lễ vàng - Miễn phí vận chuyển toàn sàn” cho đơn hàng có khối lượng tối đa 10kg.

Miễn phí vận chuyển
• 09:41 22/05/2024

Farmext eShop tích hợp vận chuyển - Mua sắm dễ dàng hơn

Trong quá trình phát triển, sàn thương mại điện tử cho ngành thủy sản Farmext eShop luôn nỗ lực cải tiến không ngừng về chất lượng và dịch vụ nhằm mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất đến quý khách hàng.

Farmext eShop
• 09:44 20/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 13:56 16/05/2024

Chế phẩm men vi sinh PONDTOSS™ xử lý môi trường nuôi thủy sản

Chế phẩm vi sinh vật PondToss™ hay Men vi sinh PondToss™ là sản phẩm thuộc thương hiệu Keeton - Mỹ, đạt Tiêu chuẩn Tepbac và được Tepbac phân phối chính thức trên thị trường Việt Nam.

Pondtoss
• 11:00 15/05/2024

Một mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn có hiệu quả

Mô hình này triển khai năm 2023 ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu có tỉ lệ thành công khoảng 71%. Đơn cử ông Nguyễn Văn Bảnh ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) nuôi 18 ao, cả năm 2023 thu 150 tấn tôm size 18-30 con/kg, lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng; ông Trần Duy Đan ở tỉnh Bạc Liêu nuôi 10 ao, lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng.

Ao nuôi tôm
• 18:05 22/05/2024

Lợi ích của việc nạo vét kênh rạch

Nạo vét kênh rạch là giải pháp cần thiết để cải thiện tình trạng này, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nạo vét kênh rạch
• 18:05 22/05/2024

Nước ngọt sinh hoạt có cần xử lý trước khi cấp vào ao không?

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương có nước sinh hoạt chung là nước ngọt, mặc dù tôm phát triển tốt ở môi trường nước mặn nhưng tại đây vẫn có thể nuôi tốt nếu biết kiểm soát các yếu tố môi trường của ao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách người nuôi xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi để đảm bảo tính hiệu quả.

Nuôi tôm nước ngọt
• 18:05 22/05/2024

Siêu Khuyến mãi 22.05 - Miễn phí vận chuyển toàn sàn

Đến hẹn lại lên, thời gian săn sale được khách hàng mong đợi nhất hàng tháng lại bắt đầu. Từ ngày 22 đến hết ngày 28 tháng 05 năm 2024 tại Farmext eShop tưng bừng diễn ra chương trình "Tuần lễ vàng - Miễn phí vận chuyển toàn sàn” cho đơn hàng có khối lượng tối đa 10kg.

Miễn phí vận chuyển
• 18:05 22/05/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 18:05 22/05/2024